1. Trang phục lòe loẹt, phản cảm
Theo Gia đình Việt Nam, khi đi lễ chùa không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, quá ngắn, hở hang phản cảm mà nên mặc những bộ quần áo giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Những bộ trang phục phản cảm, lố lăng đến cửa chùa sẽ phạm giới, bất kính, công quả tiêu tán, quả báo vô cùng.
Ăn mặc phản cảm đi chùa là điều kiêng kị. Ảnh: Thanh Niên
Ngoài ra cũng không được cho trẻ em chạy loạn ở khu vực tam bảo, nghịch phá đồ cúng tế, sờ tượng Phật.
2. Dâng lễ mặn ở khu vực chính điện của chùa
Theo lễ nghi nhà chùa khu vực Phật điện tức là nơi thờ chính của chùa chỉ được dâng đặt lễ chay, thanh tịnh. Vì thế khi vào chùa dâng lễ các phật tử và người đi chùa cần tránh đặt lễ mặn ở ngay chính điện. Lễ mặn chỉ nên đặt ở khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.
3. Nằm trong phật đường
Khi bước chân vào bên trong phật đường và tam bảo tuyệt đối không được nói chuyện ồn ào, bình phẩm, nằm hoặc ngồi cũng như tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ bừa bãi vì như vậy sẽ phạm tối bất kính.
4. Tải tiền lẻ, để tiền vào tay tượng, xoa tượng
Nghệ nhân Trịnh Ngọc Minh – nghệ nhân dân gian trẻ nhất Việt Nam – người có nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu chia sẻ trên Vietnamnet rằng, tại các nơi thờ Phật, người đi lễ không được dùng tiền thật, tiền âm phủ, vàng mã...
Nhiều người vẫn có quan niệm rải tiền ở chùa. Ảnh: Tuổi Trẻ
Đặc biệt, quan niệm gài tiền, nhét tiền vào tay tượng, xoa tượng... mới được thánh chứng cho lòng thành là hết sức sai lầm. Hành động đó không chỉ sai mà còn phản cảm. Nhiều khi nó còn gây nghiệp cho những người có lòng tham thấy tiền để hớ hênh nên lấy mất.
5. Cầu tiền tài, danh vọng, tình duyên
Theo quan niệm của Phật giáo, Đức Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho chúng sinh chứ không độ về đường công, danh, tài, lộc, tình duyên, VOV News cho hay.
6. Mang đồ đạc lỉnh kỉnh khi vào điện tam bảo bái Phật
Khi vào điện tam bảo để lễ Phật tuyệt đối không mang theo đồ dùng lỉnh kỉnh như mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc,… Nếu đặt những đồ dùng cá nhân trên bàn, chiếu hoặc trong một góc tam bảo thì mọi công quả tu dưỡng đều tiêu tan. Vì thế khi đi chùa không nên mang theo quá nhiều tư trang khi bước chân vào hành lễ ở khu vực điện tam bảo.
7. Xưng hô thất lễ
Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Theo VOV News, xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
8. Cúng lễ mặn và đốt vàng mã
Theo Dân Việt, đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Mọi người không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
Ảnh: Tuổi Trẻ
Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc…Tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…
Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Và nhất là chúng ta không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật, Bồ Tát tại chùa.
9. Rải tiền khắp các ban thờ và lấy lộc chùa về nhà thờ
Khi muốn công đức, chúng ta chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy chứng nhận công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công mà nên hóa vàng giấy này. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ hoặc đặt vào tay tượng.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, tuy vậy điều này là không nên.